Đó không phải là điều gì đó xảy ra với người khác. Chúng ta phải chủ động nắm bắt và hành động. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn theo đuổi hạnh phúc trong cuộc sống một cách thành công.
Đóng góp vào các cộng đồng
Khái niệm cộng đồng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với hạnh phúc. Con người luôn tìm thấy sự thoải mái khi ở bên người khác.
Nhưng sự thật sâu xa về hạnh phúc là nó không thực sự là về những gì chúng ta nhận được từ cộng đồng; đó là về những gì chúng ta đang đóng góp cho nó. Cộng đồng là một khái niệm chỉ hoạt động khi toàn bộ cá thể đều đang xây dựng, thay vì từng phát triển riêng lẻ.
Bạn có thể giúp đỡ trong nhà thờ của bạn. Tìm một ngân hàng thực phẩm địa phương hoặc nơi trú ẩn cho động vật. Tình nguyện làm bảo vệ tại một trường học. Huấn luyện một đội thể thao, hoặc có rất nhiều cách để tình nguyện trong phạm vi rộng lớn hơn của xã hội chúng ta.
Tuy nhiên, bạn cứ tiếp tục, hòa mình vào thế giới xung quanh và giúp đỡ mọi người mọi lúc mọi nơi là một trong những cách hiệu quả nhất để khơi dậy ngọn lửa hạnh phúc trong mỗi người.
Biết ơn
Sự thật là, lòng biết ơn rất khó có được nếu không có một chút cố gắng. Và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng cuộc chiến vì lòng biết ơn luôn rất đáng để nỗ lực.
Các nghiên cứu đã chỉ ra “mối liên hệ chặt chẽ” giữa lòng biết ơn và sự hạnh phúc của một người. Hành động đơn giản là thể hiện thái độ biết ơn có thể giúp chống lại những điều tồi tệ như căng thẳng và trầm cảm, giúp chúng ta đánh giá cao những mối quan hệ mà chúng ta thường không đủ trân trọng và thậm chí tặng cho ta những món quà nhỏ như một giấc ngủ ngon.
Một trong những cách dễ nhất để thực hành lòng biết ơn là dành thời gian để viết ra những điều bạn biết ơn. Nếu bạn đang tìm kiếm sự thay đổi thực sự, hãy thử thách bản thân, ngồi xuống mỗi ngày một lần và viết tay danh sách từ ba đến năm điều mà bạn biết ơn. Viết tay mang tính cá nhân hơn nhiều và có thể giúp chúng ta tập trung vào mỗi chủ đề lâu hơn một chút thay vì chỉ đơn giản là gõ chúng ra.
Tham gia tình nguyện
Thật dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi nghe về các hoạt động tình nguyện. Rốt cuộc, nó chẳng phải chỉ đang hút đi nhiều thời gian quý báu của chúng ta hơn sao?
Sự thật không hẳn như vậy. Hoạt động tình nguyện không chỉ kêu gọi được cộng đồng mà còn mở ra cánh cửa để chúng ta học hỏi những kỹ năng mới. Đây thường là động lực khá mạnh mẽ và có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài hơn cho cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta, cho phép chúng ta kết nối với những cá nhân khác cùng chí hướng.
Mặc dù đã thảo luận về tầm quan trọng của việc tham gia vào cộng đồng của mình, nhưng khi nói đến hoạt động tình nguyện, hãy nghiêm túc xem xét nơi bạn đang cố gắng tham gia vào cuộc vui.
Cố gắng tìm một tổ chức phi lợi nhuận gần đó phù hợp trực tiếp với đam mê của bạn, giúp giúp bạn có cơ hội thể hiện hết mình trong một thứ mà bạn thực sự quan tâm. Nếu bạn không thể làm điều đó, hãy tìm kiếm thứ gì đó sẽ thử thách bạn, giúp hoàn thiện tính cách và kỹ năng của bạn trong quá trình này.
Dành thời gian cho bạn bè và gia đình
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của bạn bè và gia đình. Đây là những người mà bạn có thể tin tưởng để ở bên cạnh trong suốt các quãng thời gian thăng trầm, vui buồn và hạnh phúc.
Một người bạn đại diện cho một mối quan hệ đáng được quan tâm và nếu được chăm sóc, có thể mang lại hạnh phúc thực sự trong cuộc sống của chúng ta. Gia đình cũng mang lại những giá trị đáng quý như vậy.
Mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình là một mối quan hệ mạnh mẽ. Khi căng thẳng hoặc suy sụp, mối liên kết này có thể là thứ giúp bạn vượt qua chúng dễ dàng nhất. Hãy dành thời gian để ở bên những người thân yêu của bạn theo những cách thật ý nghĩa.
Bạn không cần phải mua cho họ những thứ vật chất đắt đỏ, hay thể hiện tình cảm thái quá. Một cái ôm, nụ hôn, cuộc gọi điện thoại, nhắn tin, ghi chú hoặc những lời nhắn tình cảm sẽ là quá đủ để họ hiểu được tình cảm của bạn.
Không bao giờ ngừng học hỏi
Theo đuổi một sở thích là một lựa chọn tuyệt vời cho phép chúng ta tiến gần hơn tới hạnh phúc và đồng thời học hỏi những điều mới. Một số sở thích, như leo núi, đạp xe leo núi hay yoga, mang lại trải nghiệm học tập và giúp bạn có được thân hình cân đối cùng một lúc.
Hãy dành chút thời gian ngay bây giờ để liệt kê những thứ bạn thích, đặc biệt là những thứ mà bạn chưa bao giờ có thể theo đuổi. Sau đó, hãy lấy danh sách đó ra và xem hoạt động nào có thể được thực hiện ngay bây giờ. Đừng ngừng thử thách bản thân với nhiều thứ mới./.
Theo Lifehack/ VOV
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với các nước khác, nhưng có một số khía cạnh khác biệt khiến giáo dục Nhật trở thành một trong những hệ thống giáo dục hiệu quả nhất trên thế giới.
" alt=""/>Bí mật để có cuộc sống hạnh phúc bất kể tuổi tácCô gái hỏi "500 anh em" cộng đồng mạng là nghe bạn trai mình nói như vậy, có ai không cảm thấy khó chịu không. Cô đã đuổi bạn trai về, bỏ vào nhà, đóng cửa, kệ bạn trai ở ngoài.
Anh chàng này sau đó nói vọng vào: "Nói cho mấy câu tự ái, không đi thay đồ rồi đi được à mà tự ái".
Cô gái vẫn không trả lời. Người yêu nhắn tin, gọi điện cũng không ra. Cuối cùng anh bạn bỏ về, không quên nói lại là mặc kệ cô gái, "được cái ngày đi chơi thì giận với chả dỗi, bực cả mình".
Cô gái ấm ức trần tình: Người ta bảo học ăn, học nói, học gói học mở, trong khi anh ấy lại nói bạn gái như vậy, tại sao không dùng từ ngữ nhẹ hơn, đơn giản hơn như "em thay đồ khác được không?"… Con gái không lẽ không có quyền giận trong chuyện này hay sao? Chuyện này ai sai, ai đúng?
Trước câu chuyện của cô gái, các thành viên diễn đàn cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ bất đồng quan điểm giữa hai người trong cách nhìn nhận về chuyện ăn mặc. Cô gái cho rằng trời nắng nóng, mặc quần đùi, áo cộc tay ra đường đi chợ một lát rồi về chẳng sao, trong khi bạn trai cô lại là người cổ hủ, tin rằng con gái ra đường phải ăn mặc kín cổng cao tường, hở da thịt ra là không chấp nhận được.
Song dù có khác biệt thế nào về quan điểm, thì tất cả đều đồng ý rằng chàng trai không nên dùng từ ngữ như vậy để nói về bạn gái của mình, đó là sự thiếu tôn trọng đối với cô ấy và phụ nữ nói chung.
"Thay người yêu chứ đừng thay đồ, nói chuyện vô học thế này chia tay là xứng đáng", "Vote chia tay, mới yêu mà đã ăn nói vậy, lấy nhau nó còn xúc phạm hơn", "Nóng thế này ở nhà thì chả mặc quần đùi. Tôi còn ba lỗ áo hai dây kìa, ra ngoài thì mặc quần áo dài vào cho đỡ nắng. Ông này dở, cho cút là phải đấy"… là những lời khuyên và bênh vực cư dân mạng dành cho cô gái.
Cũng có người hài hước ví von rằng, nếu nói như anh chàng này, con gái mặc quần ngắn, áo phông cộc tay đã như "như ca-ve" thì chắc mấy anh con trai trời nóng chảy mỡ mặc quần đùi, áo ba lỗ chắc thành "trai bao" hết, chưa kể đến mấy ông, mấy anh còn hay có thói quen cởi trần.
Đa phần những người lắng nghe câu chuyện không có cảm tình với kiểu đàn ông như nam chính. Họ cho rằng đàn ông kiểu này thường nghĩ mình thông minh, thượng đẳng, coi thường phụ nữ, mang đủ đặc trưng của đàn ông thời phong kiến trong khi đây đã là thế kỷ 21 rồi.
Theo Dân Trí
Em không hiểu sao có người tàn ác thế, lấy clip giường chiếu của em ra đưa lên mạng. Em không có thù oán gì với họ, họ làm vậy chỉ vì em là đứa được nhiều bạn biết, nổi tiếng trong trường vì xinh.
" alt=""/>Trời nắng nóng, ra đường mặc quần ngắn, áo cộc bị người yêu bảo 'như caVí như Hùng, cậu tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ thú y tại Đại học Nông lâm Huế năm năm trước. Cầm tấm bằng tốt nghiệp, cậu theo bạn bè đi làm một vài dự án nhỏ ở Tây Nguyên, được vài tháng thì bỏ vì bị quỵt tiền công, Hùng vào nam, ở nhờ nhà người thân tìm việc. Vài tuần, một tháng, tháng rưỡi, cậu vẫn không tìm được việc trong khi bố mẹ đang phải tiếp tục trả nợ gốc và lãi món tiền đã vay nuôi cậu ăn học trên vài sào ruộng còm cõi của gia đình.
Vài ba ngày, gia đình lại điện vào hỏi "đã có việc làm chưa", áp lực quá lớn, Hùng đi làm công nhân nhà máy dệt. Tôi giúp Hùng vào làm vị trí thu mua ở một công ty khá lớn. Lúc đó họ chỉ cần một người nhanh nhẹn, có thể đào tạo và tôi biết cậu phù hợp. Cậu tiến bộ rất nhanh và giờ trở thành nhân viên thu mua có hạng. Không thể kể hết niềm hạnh phúc, vui sướng của Hùng cùng gia đình. Với họ, có việc làm là cả một sự "giải thoát" về vật chất lẫn tinh thần. Tôi vô tình trở thành ân nhân của họ đến tận bây giờ.
Tôi nhận ra rằng, cái chung của những người tôi đã đồng hành không phải là bất tài, kém cỏi mà chỉ là thiếu kỹ năng, thiếu hiểu biết về phương thức tìm việc. Họ chưa hề được hướng dẫn, đào tạo cách làm thế nào để tìm được một công việc tốt. Nhiều người đã đi phỏng vấn nhiều lần, nhưng không nơi nào đồng ý tuyển.
Và điều này dẫn đến tư duy phổ biến trong xã hội, nhà nhà lo rà soát các mối quan hệ, nhờ người chạy vạy giúp và sẵn sàng vay mượn tiền bạc để chạy việc nếu có con, cháu chuẩn bị tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Họ đều khiến tôi hết sức chia sẻ, cảm thông vì nhớ lại chính mình hơn 10 năm trước. Khi mới ra trường, tôi thất nghiệp suốt vài tháng đầu. Đó là khoảng thời gian đáng sợ, ám ảnh đến tận bây giờ.
Mẹ thường thở dài, bố nói bóng gió khiến không khí gia đình hết sức nặng nề, u ám. Tôi mặc cảm, tự ti như mình đã gây ra tội lỗi và đã rơi nước mắt vì buồn tủi. Sau này đi làm, có kinh nghiệm và làm công tác nhân sự, tôi mới hiểu lý do đã khiến mình thất bại. Bởi mặc dù tôi đã rất nỗ lực và chủ động kiếm việc, nhưng thực tế, khi gặp nhà tuyển dụng, tôi khá lúng túng trong cách trả lời, không dám đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng để phô hết được phẩm chất, kỹ năng riêng. Tôi cũng không hề biết tác phong, dáng bộ của mình lúc đó nên thế nào để hiệu qủa nhất, cộng với thiếu kinh nghiệm làm việc, tôi trượt phỏng vấn là điều hiển nhiên.
Tôi đâu có khác nhiều bạn trẻ bây giờ. Bởi lẽ các kiến thức và kỹ năng tối thiểu nhưng vô cùng quan trọng đó chưa bao giờ được đào tạo trên giảng đường đại học, dù ở mức cơ bản nhất, ngay cả những năm tháng cận kề tốt nghiệp. Và không mấy ai tự trang bị được cho mình những kỹ năng mềm quan trọng này.
Trong vài học kỳ cuối cùng tại trường tôi, sinh viên phải học vài môn tự chọn, cùng nhiều môn dạy về tư tưởng, lý luận, hàn lâm như đã học ở đại cương. Tuyệt nhiên không có một bài học nào, dù là buổi nói chuyện ngắn của thầy cô, hướng dẫn sinh viên năm cuối cái họ đang cần nhất. Đó là tâm lý lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường công xưởng, văn phòng; chuẩn bị và bày biện hồ sơ cá nhân; viết một lá đơn xin việc ấn tượng; tìm việc bằng những kênh, phương tiện nào; cách trả lời, đặt câu hỏi, dáng bộ khi phỏng vấn... và những kiến thức, kỹ năng cơ bản để thao tác công việc. Tất cả dường như được phó mặc cho sinh viên và doanh nghiệp sẽ thuê họ.
Chưa kể, trong nhiều năm làm "môi giới việc làm" bất đắc dĩ, tôi nhận ra, rất nhiều người có thể làm rất tốt các việc trái ngành như Hùng ở trên. Có kỹ sư trở thành quản lý kho, kế toán viên nhưng có duyên làm nhân sự. Sau này, nhiều bạn nói với tôi rằng, dù trái chuyên môn với tấm bằng nhưng họ thấy phù hợp và thích thú với công việc hiện tại, phát huy được thế mạnh của mình.
Các kỹ năng mềm để tìm việc làm, "bán" được chất xám và sức lao động của mình với giá hợp lý nhất, phải được đào tạo, hướng dẫn cho lớp lao động trẻ, và rất nên được trang bị cho sinh viên từ các giảng đường. Bởi họ thật sự cần một cây cầu từ cổng trường đến nơi làm việc để bớt bỡ ngỡ và giảm được những sai sót như biết bao người đã vấp, chưa kể gây lãng phí nguồn lực xã hội, gây thiệt thòi cho môi trường kinh doanh và làm chậm lại nền kinh tế.
Chúng ta vẫn nghe các doanh nghiệp kêu ca vì khó tuyển người, còn người lao động thì than thở vì khó tìm việc. Hàng nghìn tài xế xe ôm, công nhân vẫn đang cất tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học ở góc tủ. Mắt xích thị trường lao động bị gãy lâu nay có phần quan trọng do việc thiếu kỹ năng tiếp thị bản thân, tìm việc làm, hiểu về công việc và tự điều chỉnh năng lực của chính những người lao động.
Đào tạo kỹ năng thích nghi với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường tuyển dụng, đáp ứng những gì người đi làm và xã hội đang cần là điều các nhà trường, tổ chức nên xem là mục tiêu quan trọng; thay vì nhồi nhét cho sinh viên những gì có sẵn.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Tiếp thị bản thân